Chuyên cung cấp các loại tinh dầu thơm khử mùi hôi của phòng ngủ, khách sạn, nhà hàng, thú cưng... và đặc biệt có khả năng xử lý triệt để mùi thuốc lá

Nhà máy cao su nhả độc dân chỉ biết kêu trời.





Anh Huy trước hệ thống cống dẫn không được che đậy gây ô nhiễm của nhà máy.


Chuyện ô nhiễm do Nhà máy chế biến mủ caosu thuộc Cty TNHH MTV caosu Thanh Hóa đóng tại làng Sành (xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá) gây ra đã không còn là chuyện bây giờ mới nói, mà nó là “tiếng kêu không thấu” suốt gần chục năm qua của các hộ dân.
Đầu độc bởi khói và nước

Từ QL217 để đi vào thôn 8, làng Sành, xã Cẩm Ngọc chỉ ngót chừng 2 cây số, thế nhưng để vào được đến làng, chúng tôi đã phải đánh vật với cung đường mù mịt bụi bặm cũng như ổ gà, ổ trâu liên tiếp. Một người dân cho biết: “Con đường này chúng tôi đi mãi cũng thành quen. Hôm nay, trời nắng nóng thế này tuy bụi bặm nhưng còn đỡ hơn trời mưa gió, đường không thể đi được do đất bùn quánh đặc”. Câu chuyện con đường gần 2km này cũng khiến người dân nơi đây không khỏi bức xúc. Thời điểm năm 2006, khi nhà máy chế biến cao su về đóng trên địa bàn và đi vào sản xuất, phía nhà máy đã được bà con nhân dân chấp thuận cho lấy đất mở rộng đường để xe vận tải ra vào, nhà máy cũng hứa làm đường, đổ nhựa, nhưng lời hứa " lời nói gió bay"đến nay vẫn chưa được thực hiện.

Làng Sành với 187 hộ và hơn 600 nhân khẩu, riêng thôn 8 gần hai chục hộ nằm tách biệt với bên ngoài, mọi người vẫn ví nơi đây là một thung lũng bao quanh là núi cao, cây cối um tùm. Không hiểu vì lý do gì mà nhà máy chế biến cao su lại được tỉnh cấp phép về đóng tại đây? Theo anh Quách Văn Huy, năm 2006, nhà máy chế biến cao su này bắt đầu hoạt động, nhưng cũng là lúc người dân trong thôn phải khốn khổ bởi hệ luỵ môi trường mà nó gây ra. “Đã nhiều lần dân chúng tôi kéo lên tận nhà máy để đòi công bằng, thế nhưng đâu rồi lại vào đấy! Không thể nhớ nổi các cấp ngành chức năng như sở, chính quyền huyện, xã đã về đây bao lần? Lần nào cũng thanh tra, kiểm tra, lấy mẫu phân tích ô nhiễm… Vậy mà có thấy xử lý, có thấy thay đổi được là bao (!?)”, anh Huy bức xúc.




Nước thải ra môi trường đen ngòm, không được làm cống thoát, dẫn đến nước tràn ra môi trường xung quanh.


Dẫn chúng tôi men theo con đường nhỏ đầy gai góc đến khu nhà máy, hiển hiện trước mắt là hệ thống bể xử lý nước thải của nhà máy đang bốc mùi hôi thối, hệ thống kênh dẫn, bể chứa không được che đậy đặc quánh và đen ngòm ô nhiễm. Trong khi đó, vị trí các bể được đặt ở địa thế thấp, trũng, lại nằm ngay sát với khe suối… “Nếu một trận mưa diễn ra lại không đủ sức san phẳng các bể xử lý này?”, chúng tôi lo sợ nghĩ. Như thấu hiểu suy nghĩ của chúng tôi, anh Huy cho biết: “Chuyện đó không phải là không có cơ sở, mà thực tế là đã xảy ra tình trạng bể xử lý bị vỡ, tràn và gây ô nhiễm suối nguồn, ao hồ cách đây không lâu (năm 2013). Cũng bởi lý do đó, họ xây be cao thêm chút ít, có kênh dẫn nước thải bằng bêtông, nhưng nước thải ra suối lại không được xây dựng mà xả thải tràn lan, loang cả một vùng. Nước thải chảy xuống suối, tràn vào đồng ruộng làng Sành, gây hốt lúa, đổ ra sông Mã gây ô nhiễm”. Khi chúng tôi đang loay hoay chụp và ghi lại một số thông tin, anh Huy giục: “Đi thôi! Họ thấy là không ổn đâu! Dân ở đây họ không cho vào gần nhà máy, không cho lên đồi bằng con đường lâu nay người dân vẫn đi vì lý do đi qua cổng nhà máy…”, rồi anh dẫn chúng tôi về bằng một con đường vòng khúc khuỷu, gai góc.

Chuyện nước thải thì nay đỡ hơn ngày trước (dù vẫn chưa đạt tiêu chuẩn môi trường), khi nhà máy không còn dám xả thải trực tiếp gây ô nhiễm như trước mà đã có lắng lọc (trừ khi mưa gió dẫn đến bị ngập tràn), nhưng ảnh hưởng từ khói thải mới thực nghiêm trọng. Vào mùa ép mủ, người dân phản ánh, do vị trí đặt nhà máy ở thung lũng thấp, xung quang là núi cao, trong khi hệ thống ống khói quá thấp (chừng 15m) nên lượng khói thải không thể khuếch tán đi nơi khác mà cứ âm ỉ trong những tán cây, sườn núi và nhà dân.

“Hôm nay, trời lặng nên mùi nhẹ hơn, vào những ngày nắng to, gió lớn, chúng tôi không thể nào chịu được mùi khói từ nhà máy ép mủ caosu. Mở cửa ra mùi bay vào khó thở, đóng cửa lại càng ngạt thở hơn. Nếu ăn cơm lúc nhà máy đang ép mủ thì khách lạ như các chú có thể bị nôn ngay trong bữa ăn”, anh Huy cho biết. Cũng theo anh, có hộ gia đình không chịu nổi, đến vụ ép mủ lại chuyển đến nhà con cái, anh em để ở, nhưng đâu phải ai cũng có điều kiện như vậy. “Chúng tôi không làm thì lấy gì mà sống, mà nuôi con. Mình thì có thể chịu được nhưng lo nhất là con cái lớn lên bị bệnh tật”dị ứng mủ cao su, viêm xoang, viêm phế quản, các bệnh về mắt, những bệnh rối loạn cột sống thắt lưng, ngoài ra còn có các bệnh do nhiều điều kiện khác như sỏi thận, viêm gan siêu vi B, xơ gan... . Vào vụ ép mủ, người dân do hít phải khí thải quá nhiều nên thường xuyên mắc các bệnh về đường hô hấp, khó thở, đau cổ họng, sống mũi… đặc biệt là trẻ em và người già. Theo thống kê của UBND xã, số trẻ em của làng Sành là 200 em, người già hơn 100 người.




Ống khói cao 18m được cho là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm khí thải.


Kiểm tra liên tục nhưng không biết kết quả

Tìm tới UBND xã, Ông Dương Văn Vân - Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Ngọc cho rằng, đó là “mùi đặc trưng” không tránh khỏi. Việc người dân có đơn thư, xã đã báo cáo lên trên, trong mỗi cuộc tiếp xúc cử tri cũng luôn đề cập đến, nhưng thực tế, vai trò của xã chỉ có thể giám sát và phản ánh.

Trao đổi với ông Nguyễn Hữu Khoa -Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cẩm Thủy, ông Khoa cho biết: Chi cục cùng với Phòng Tài nguyên và chính quyền xã thường xuyên xuống nhà máy để kiểm tra, năm nào cũng 2 lần về lấy mẫu để đánh giá tác động và mức độ ô nhiễm. Hồi tháng 4.2014, Chi cục và Phòng Tài nguyên có về nhà máy để kiểm tra nhưng chưa làm việc được (lý do là Chi cục Môi trường cũng như Phòng Tài nguyên không nắm được lịch vụ ép caosu). Năm nay, do caosu rớt giá, lợi nhuận không có, rất có thể nhà sản xuất “xem thường” xử lý môi trường. Chúng tôi đã đấu mối với Chi cục, khi nào sản xuất rầm rộ nhất sẽ lên kiểm tra”.

Nhà máy chế biến caosu này được UBND tỉnh cấp phép thì hiển nhiên hệ thống xử lý môi trường của phía nhà máy đã được thẩm định và đạt chuẩn trước khi vận hành. Thế nhưng, thực tế lại trái ngược khiến chúng tôi không khỏi tò mò, thắc mắc. Điều này được ông Khoa lý giải: “Tất cả các hồ sơ, báo cáo đánh giá tác động môi trường đều nằm ở sở, ở chi cục. Các biên bản kiểm tra, xử lý cũng như kết quả kiểm tra hàng năm chúng tôi đều không nắm được, điều này chúng tôi cũng đã có kiến nghị yêu cầu chi cục phải gửi cho chúng tôi để thông báo cho xã, cho người dân biết… Nhưng đến nay vẫn chưa thấy gì” n




Ông Hoa - Phó Giám đốc Nhà máy chế biến caosu trao đổi với phóng viên.
“Sống chung với lũ thì phải biết cách vượt qua lũ!” - đó là thái độ của ông Trịnh Trọng Hoa - Phó Giám đốc Nhà máy chế biến mủ caosu với báo chí. Ông Hoa thừa nhận: “Nếu hoạt động hết công suất 3.500 tấn/ năm thì hệ thống xử lý nước thải của nhà máy chưa đạt. Về việc ống khói cao 18m là đã đạt chuẩn còn người dân bảo có mùi khó chịu, nước ô nhiễm, thì... đã sản xuất thì làm sao tránh khỏi”.

Không có nhận xét nào

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.