Chuyên cung cấp các loại tinh dầu thơm khử mùi hôi của phòng ngủ, khách sạn, nhà hàng, thú cưng... và đặc biệt có khả năng xử lý triệt để mùi thuốc lá

Nhức nhối vấn đề ô nhiễm từ chuồng trại nuôi heo

Chăn nuôi càng phát triển thì việc phòng chống ô nhiễm môi trường càng trở nên cần thiết và cấp bách. Nếu như người dân đô thị phải đối mặt với tình trạng tiếng ồn, rác thải sinh hoạt, khói bụi... thì người dân ở 1 số vùng nông thôn lại phải sống chung với tình trạng ô nhiễm môi trường do thuốc trừ sâu, rác thải nông nghiệp và đặc biệt là chất thải từ chăn nuôi.

Trong những năm qua, mô hình chăn nuôi lợn đã tạo nguồn thu nhập chính của nhiều hộ nông dân ở tỉnh ta, đem lại nguồn thu nhập cũng như đóng góp vào sự phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho nhân dân địa phương. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng đàn vật nuôi và mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư thì tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải xả ra đang ở chiều hướng báo động.

Vấn đề nhức nhối hiện nay và gây bức xúc cho dân cư sống trong khu vực có các trang trại chăn nuôi, thường xuyên gây hôi thối và xả nước thải chăn nuôi ra các con kênh làm cho các doanh nghiệp và các trang trại bối rối trong hướng giải quyết, và phần lớn là im lặng để dân khiếu nại lên cơ quan chức năng.


Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện trên địa bàn tỉnh trung bình luôn có khoảng 410.000 đầu lợn/ lứa và 5-6 triệu con gia cầm, thủy cầm. Trên địa bàn tỉnh cũng có khoảng 30 trang trại chăn nuôi lớn với số lượng từ 1000 con lợn/trang trại trở lên chiếm 30% sản lượng, ngoài ra tại các xã còn có 19.000 hộ gia đình chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ từ 5 đến 10 con lợn/lứa trở lên với sản lượng chiếm 70%.

Qua kiểm tra thực tế của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam, nhiều các trang trại, gia trại nằm xen kẽ trong các khu dân cư, có quỹ đất nhỏ hẹp không đủ diện tích xây dựng các công trình bảo vệ môi trường đảm bảo xử lý chất thải, nước thải đạt tiêu chuẩn chuẩn cho phép, không đảm bảo khoảng cách vệ sinh đến khu dân cư gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân xung quanh. Trong số các trang trại chăn nuôi tập trung và các hộ gia đình chăn nuôi quy mô lớn đang hoạt động, mặc dù đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng hệ thống hầm Biogas, qua lắng lọc sau đó thải ra môi trường, hoặc chất thải chăn nuôi được xử lý bằng đệm lót sinh học. Tuy nhiên các biện pháp này chỉ giảm thiểu ô nhiễm khi số đàn gia súc gia cầm vừa đủ, nước thải sau xử lý vẫn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là khi các cơ sở không tuân thủ quy trình sản xuất, quy trình vận hành hệ thống xử lý chất thải.

Ông Lê Văn Hùng, một người dân sinh sống tại xóm Tân Tùng xã Ngọc Lũ, nơi có số trang trại và hộ gia đình nuôi lợn nhiều nhất trong tỉnh cho biết, mặc dù các hộ đã vệ sinh rửa dọn chuồng trại hàng ngày nhưng do không vận hành hệ thống xử lý rác thải đúng cách nên mùi hôi thối từ chất thải chăn nuôi khiến người dân chúng tôi rất khó chịu. Đó là chưa kể chất thải từ chăn nuôi đang có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân xung quanh.


Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Theo đánh giá của Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam, trong hoạt động chăn nuôi, chất thải trong chăn nuôi lợn là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất. Chất thải của các trang trại, gia trại nuôi lợn chủ yếu được xử lý bằng hệ thống biogas song biện pháp này chỉ giải quyết được vấn đề thu hồi khí sinh học tận thu làm nhiên liệu còn mức độ giảm thiểu ô nhiễm không đáng kể, không giải quyết triệt để được tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước và mùi hôi thối. Chưa kể đến việc, do kinh phí hạn hẹp nên hầu hết các hệ thống biogas hiện nay trên địa bàn đều được các trang trại xây dựng nhỏ hơn mức cần thiết dẫn đến hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm lại càng hạn chế.

Thực tế cho thấy, công nghệ xử lý biogas không xử lý triệt để được nguồn gây ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi, do đó rất cần có các biện pháp hỗ trợ, xử lý sau biogas như xây ao hồ sinh học, vườn cây... Tuy nhiên, chi phí đầu tư và vận hành để xử lý triệt để các chất gây ô nhiễm rất tốn kém; các biện pháp hỗ trợ sau biogas lại cần có diện tích đất để xây dựng các ao hồ sinh học, vườn cây nhằm tận dụng nước thải làm nước tưới nên việc đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận kinh doanh của chủ chăn nuôi. Bởi vậy, hầu hết các chủ trang trại đều trốn tránh đầu tư đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường. Tuy nhiên việc yêu cầu các trang trại xử lý chất thải, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải của các trang trại vẫn còn gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu tư, vận hành hệ thống xử lý chất thải, nước thải rất tốn kém, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các trang trại chăn nuôi nên hầu hết các trang trại đều "trốn" đầu tư đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường cần thiết.

Thời gian tới, các ngành chức năng sẽ tiếp tục tăng cường các biện pháp để giải quyết tình trạng này. Trong đó, giải pháp tối ưu nhất là ngành Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với ngành Nông nghiệp tăng cường kiểm tra, xử lý, đình chỉ sản xuất đối với các trang trại có hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; đôn đốc các cơ sở gây ô nhiễm môi trường thực hiện kế hoạch xử lý triệt để ô nhiễm; yêu cầu các trang trại phải có đầy đủ công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu về xử lý ô nhiễm được cơ quan chức năng xác nhận trước khi đưa vào hoạt động nhằm xây dựng mô hình chăn nuôi đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.

Trước thực trạng trên, thời gian vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam đã phối hợp với các cấp, ngành liên quan kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tổ chức kiểm tra, khảo sát thực tế hoạt động của trang trại chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh như trang trại chăn nuôi Thắng Linh tại xã An Ninh, huyện Bình Lục; kiểm tra, khảo sát hoạt động của trạm xử lý nước thải chăn nuôi tại xã Ngọc Lũ… qua đó đã xử lý các trang trại chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép ra ngoài môi trường.

Không có nhận xét nào

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.